Cảnh báo nguy cơ khủng hoảng nước sạch
Ngày 1.1, mạng xã hội lan truyền đoạn clip ghi lại cảnh đôi nam nữ hành hung dữ dội một tài xế công nghệ giữa đường, làm giao thông qua khu vực bị ùn tắc kéo dài.Theo đó, đoạn clip dài gần 3 phút ghi lại cảnh đôi nam nữ đấm, đá dữ dội vào người một nam tài xế công nghệ làm nạn nhân ngã xuống đường. Lúc này, người phụ nữ đè lên lưng nạn nhân rồi tiếp tục đấm vào mặt tài xế và chửi. Khi tài xế nằm gục dưới đường, định ngồi dậy thì người phụ nữ đạp và đứng lên đầu nạn nhân khiến anh này không thể cử động. Còn người đàn ông thì chạy tới đá mạnh vào đầu tài xế.Một số người đi đường lao vào ngăn cản thì cũng bị người đàn ông hung hăng tấn công, chửi bới, nhiều người khác khiếp sợ né xa.Đoạn clip cho thấy thời điểm xảy ra vụ việc, đường rất đông phương tiện qua lại, bóp còi inh ỏi.Qua xác minh, vụ hành hung xảy ra vào khoảng 23 giờ 20 ngày 31.12.2024 trên đường Lê Duẩn (P.Bến Nghé, Q.1, TP.HCM). Thời điểm nói trên, trung tâm TP.HCM tổ chức các sự kiện, bắn pháo hoa chào mừng tết Dương lịch 2025. Vụ việc làm giao thông qua khu vực bị ùn tắc nặng, các phương tiện không thể nhích đi.Liên quan vụ việc, nguồn tin Thanh Niên cho biết, sau khi vụ việc xảy ra, Công an P.Bến Nghé đã nhanh chóng vào cuộc điều tra xác định danh tánh đôi nam nữ (là vợ chồng - PV) nói trên và triệu tập trong đêm đến trụ sở công an ghi nhận lời khai để phục vụ công tác điều tra làm rõ, xử lý theo quy định pháp luật.Lần đầu tiên lễ hội cà phê không tổ chức đua voi, tái hiện cảnh săn bắt voi...
Như vậy, nam có nguy cơ mắc ung thư cao hơn gấp đôi so với nữ, ngay cả khi các yếu tố lối sống đã được loại trừ, theo Daily Mail.
Bỏ công việc lương cao để hoàn thành ước nguyện của ông nội
Ngay sau khi Cách mạng Tháng Tám thành công, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phát động phong trào toàn dân, toàn quân xóa nạn mù chữ, Người căn dặn: “… Muốn biết thì phải thi đua học. Học không bao giờ cùng. Học mãi để tiến bộ mãi. Càng tiến bộ, càng thấy càng phải học thêm”.Từ đó, câu chuyện “học suốt đời” trở thành câu chuyện của mỗi người, của cộng đồng, và của toàn dân tộc. Tổng Bí thư Tô Lâm đã vạch rõ:“Xây dựng xã hội học tập, học tập suốt đời chỉ thành công khi mỗi công dân ý thức được trách nhiệm của bản thân mình đối với việc tự học tập suốt đời; mỗi cán bộ, đảng viên luôn ý thức rõ học tập suốt đời là nhiệm vụ cách mạng với thái độ nghiêm túc và ý thức tự giác cao”.Vậy muốn học tập suốt đời, phải làm sao? Đầu tiên, và quan trọng nhất, là phải tự học. Để có được ý thức thường trực về việc tự học, thì phải đọc sách. Muốn đọc sách, thì phải xây dựng tủ sách, từ tủ sách gia đình tới tủ sách trong nhà trường, trong cơ quan, trong thôn xã. Lâu nay, nhiều người có điều kiện thường chỉ lo xây dựng nhà cao cửa rộng mà trong nhà không có tủ sách. Bây giờ phải khác đi. Học suốt đời mà không đọc sách thì làm sao học có kết quả cụ thể được. Khi đã có ý thức học suốt đời, đã bắt tay vào xây dựng các tủ sách, thì câu chuyện bấy giờ là phải đọc sách. Về chuyện đọc sách này thì chúng ta phải học người dân phương Tây. Họ đọc sách ở bất cứ đâu có thể đọc sách được. Khi di chuyển trên các phương tiện công cộng, trong túi xách của họ luôn có quyển sách, và họ tranh thủ đọc, không để lãng phí thời gian. Khi mọi người Việt Nam đều có ý thức và tranh thủ đọc sách như vậy, chúng ta sẽ có xã hội đọc sách, xã hội học tập.Nhận ra tầm quan trọng của sách và việc đọc sách, một nhóm anh em chúng tôi đã thành lập Tủ sách Đặng Thùy Trâm, cung cấp sách cho học sinh ở vùng sâu vùng xa, ở những hải đảo cách biệt đất liền, cho các em học sinh có sách hay, sách tốt để đọc. Bây giờ, các trường học đều có thư viện, nhưng để có sách hay, sách tốt khiến cho học sinh thích đọc, hình thành thói quen đọc sách, thì cần sự quan tâm góp sức của toàn xã hội. Tủ sách Đặng Thùy Trâm ra đời từ mục đích ấy, làm sao cho học sinh thích đọc sách, biết quý những kiến thức từ sách, biết lan tỏa tinh thần ham đọc sách tới bạn học và gia đình, phụ huynh.Khi cả xã hội đã hình thành và vận hành nguyên lý “học suốt đời”, thì xã hội ấy là văn minh, con người trong xã hội ấy biết lao động và học tập để ngày càng tiến bộ, ngày càng tích chứa được những kiến thức mới mẻ nhất, bổ ích nhất. Và sẽ biết sống “mình vì mọi người” với trách nhiệm cao nhất. Vì thế, Tổng Bí thư Tô Lâm đã một lần nữa nhấn mạnh về tiến trình học tập suốt đời: “Tiếp tục hoàn thiện hệ thống giáo dục theo định hướng mở, linh hoạt, liên thông, tạo cơ hội học tập suốt đời cho mọi công dân và thực hiện đào tạo theo nhu cầu của thị trường lao động. Có các giải pháp cụ thể nâng cao nhận thức của xã hội về vai trò, ý nghĩa của học tập suốt đời và sự đóng góp của học tập suốt đời đối với nâng cao chất lượng và tính cạnh tranh của nguồn nhân lực quốc gia”.Khi chúng ta đã nhận thức được sự cấp thiết và lâu dài của việc học tập suốt đời, thì những biện pháp để có một xã hội học tập cũng đã hiện lên rất đầy đủ. Vấn đề bây giờ là phải thực hiện thật tốt.
Tối 9.1 tại Gallery Medium (240A/B Pasteur, P.Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM), triển lãm của 3 nghệ sĩ Nguyễn Quốc Huy, Trần Nam Tước và HuongColor có tên Thẩm/thấu, thưởng (do VietnamColor hợp tác với Gallery Medium tổ chức) đã khai mạc. Triển lãm mang đến cho người xem những trải nghiệm đa cảm quan về màu sắc và bố cục, chạm vào từng chất liệu bằng xúc giác, và tương tác với tác giả, tác phẩm thông qua các buổi art talk, workshop.Nếu như nghệ sĩ Nguyễn Quốc Huy (sinh năm 1963) công phu tìm tòi và khám phá đất, nước, lửa trên nước men, sắc gốm để hình thành những tác phẩm gốm trừu tượng độc đáo thì những tác phẩm của nghệ nhân Trần Nam Tước (sinh năm 1974) thể nghiệm theo một bút pháp riêng trên chất liệu gốm. Còn nghệ sĩ HuongColor (sinh năm 1974) đeo đuổi theo chủ đề "Thời khắc - Phượng hoàng", với những tác phẩm màu nước trên lụa thô, sơn dầu trên toan, sắp đặt đa chất liệu, phổ màu độc đáo, mang tới cách nhìn mới về hội họa đương đại.Về nội dung các tác phẩm, nghệ sĩ HuongColor chia sẻ: "Mỗi con người sau khi đi qua một chu kỳ của ánh sáng, sẽ nhận ra ý nghĩa của cuộc sống, là thời điểm có nhận thức đầy đủ về bản thể, chính là lúc phượng hoàng trở lại, đó là sự tái sinh, tìm về niềm đam mê của chính mình, là sự phục hưng. Nghệ thuật cho ta một đời sống mới, một làn gió mới. Hiện tại trở nên vô cùng có giá trị vì được kết tinh từ những gì đã qua, đó là sự chuyển biến từ bên trong, sẽ mạnh mẽ hơn khi người nghệ sĩ tìm được tiếng nói của chính mình.Ngay trong đêm khai mạc, VietnamColor và Gallery Medium cũng đã công bố chương trình đấu giá gây quỹ bức tranh lụa màu nước Chạng vạng #5 (Heure Bleue #5) của nghệ sĩ HuongColor. Đây là tác phẩm mang hàm niệm về sự tương tác giữa con người và thiên nhiên, giữa những sinh thể vĩ đại dưới biển sâu và sự tồn tại bé nhỏ của con người. Lợi nhuận từ chương trình đấu giá sẽ được gửi tặng Quỹ Sống để hỗ trợ hoạt động thúc đẩy giáo dục cho trẻ em ở các vùng chịu ảnh hưởng bởi thiên tai và biến đổi khí hậu của Quỹ học bổng Tay cộng tay – Handson, thuộc chương trình River Ơi. Thời gian đấu giá kéo dài từ nay đến hết ngày 23.1.
Đào ao “khủng” cứu vườn cây trái
Đội tuyển Việt Nam đang trải qua một trong kỳ AFF Cup 2024 kỳ lạ nhất về mặt thống kê. Dù đã lọt tới chung kết, nhưng các học trò của HLV Kim Sang-sik mới chỉ ghi 1 bàn duy nhất trong hiệp 1 trong suốt 7 trận đã qua.Cụ thể, đội tuyển Việt Nam đã tịt ngòi trong hiệp 1 ở các cuộc so tài với Lào, Indonesia, Philippines, Myanmar (vòng bảng), Singapore (bán kết lượt đi) và Thái Lan (chung kết lượt đi). Bàn thắng duy nhất mà Quang Hải cùng đồng đội có được trong hiệp 1 ở giải năm nay xuất hiện trong trận bán kết lượt về với Singapore. Song, đây cũng là pha lập công đến ở những phút cuối cùng, khi Xuân Son thực hiện thành công quả phạt đền. Tuy nhiên, đội tuyển Việt Nam vẫn vào đến chung kết bởi sức mạnh vô song trong hiệp 2, với 17 bàn thắng. Không đội bóng nào ghi bàn hiệu quả trong hiệp 2, đặc biệt trong 20 phút cuối trận (8 bàn thắng) như thầy trò ông Kim. Điều đó đã định hình bản sắc của đội tuyển Việt Nam. Khởi đầu chậm, thậm chí bị dồn ép trong nửa đầu trận đấu, nhưng càng về cuối chơi càng hay để sau cùng "nuốt chửng" đối thủ. Bản sắc ấy đến từ chiến thuật hợp lý của HLV Kim Sang-sik, giúp đội tuyển Việt Nam dù không phải tập thể tấn công ào ạt hay mãn nhãn, nhưng lại rất khó bị đánh bại. Thời còn huấn luyện CLB Jeonbuk Hyundai Motors (đây vẫn là đội bóng duy nhất ông Kim từng dẫn dắt trước đây), HLV Kim Sang-sik đã áp dụng chiến lược kết liễu đối thủ trong hiệp 2. Quá nửa số bàn thắng Jeonbuk ghi được đến trong hiệp 2, thậm chí rất nhiều bàn thắng xuất hiện sau phút 65. 20 phút cuối trận là khoảng thời gian ưa thích của Jeonbuk dưới thời ông Kim. Đến khi huấn luyện đội tuyển Việt Nam, kịch bản tương tự lặp lại và thói quen ghi bàn trong hiệp 2 đến từ cách tiếp cận dị biệt của HLV Kim Sang-sik.Nhà cầm quân người Hàn Quốc luôn sử dụng hiệp 1 để thăm dò và phá sức. Dù đội tuyển Việt Nam đá pressing tầm cao hay lùi sâu phòng ngự, hiệp đấu này là thời gian để học trò HLV Kim Sang-sik chơi chắc chắn, hiểu rõ cách vận hành của đối thủ. Đồng thời, đội tuyển Việt Nam cũng toan tính chơi giằng co, sẵn sàng đưa đối thủ vào cuộc đua thể lực. Đơn cử như ở các trận bán kết lượt về (gặp Singapore) và chung kết lượt đi (Thái Lan), HLV Kim Sang-sik sử dụng bộ đôi tiền vệ Ngọc Quang và Vĩ Hào với mục đích gây áp lực từ tuyến đầu để phòng ngự từ xa, khiến đối thủ khó triển khai bóng. Dù xử lý bóng chưa gọn gàng, nhưng Ngọc Quang và Vĩ Hào đều rất chăm chạy (luôn xếp nhóm đầu ở các bài kiểm tra sức bền), dai sức và đeo bám tốt, khiến đối thủ phải hao tổn thể lực.Khi đã định hình xong lối chơi của đối thủ, hiệp 2 mới là thời điểm bung sức. Lúc này, những ngôi sao tấn công như Tiến Linh, Quang Hải mới xuất hiện.Học trò ông Kim đã khai thác tối đa sai lầm của Thái Lan để ghi bàn, hay vùi dập khả năng phản kháng của Singapore từ những ngón đòn phản công chớp nhoáng và hiệu quả. 3 trận gần nhất, đội tuyển Việt Nam cầm bóng chưa đến 40% thời lượng, nhưng tạo ra số cơ hội áp đảo, và dĩ nhiên, chúng ta thắng cả 3. Để chơi theo đấu pháp này, đội tuyển Việt Nam cần nhiều yếu tố xuất hiện đồng thời. Trước tiên, thể lực cầu thủ đã tiến bộ sau 10 ngày tập luyện ở Hàn Quốc. Các cầu thủ có thể chạy khỏe và nhiệt đến những giây cuối cùng, đơn cử như 2 bàn thắng ghi vào lưới Singapore ở các phút 90+11 và 90+14. Không chiến thuật nào có thể phát huy nếu không có thể lực. Ông Kim đã "bắt bệnh" chuẩn xác. Tiếp theo là sự đồng đều và linh hoạt trong cách dùng người. HLV Kim Sang-sik đã mang đến nhiều bất ngờ ở cách dùng người, trong đó nguyên tắc cốt lõi là không có khoảng cách giữa đội hình chính và dự bị. Ngôi sao như Quang Hải, Hoàng Đức, Nguyễn Filip cũng có thể dự bị, hay Ngọc Quang, Vĩ Hào, Đình Triệu dù kém tiếng nhưng vẫn sắm vai trụ cột. Với ông Kim, chỉ có phù hợp hoặc không, còn lại không có sự phân định khác biệt đẳng cấp. Nhờ vậy, đội tuyển Việt Nam là tập thể đoàn kết và khó lường, khi tất cả đều cảm thấy mình là một phần của tập thể. Sau cùng, là thứ "tinh thần Việt Nam" đã cháy rực trở lại. "Đội tuyển Việt Nam là chiến binh, mà chiến binh thì không bao giờ buông bỏ. Chúng tôi sẽ nỗ lực đến những giây cuối cùng", Ngọc Quang khẳng định. Trận chung kết trên sân Rajamangala, đừng vội kết luận điều gì khi hồi còi mãn cuộc chưa vang lên. Xem ASEAN Mitsubishi Electric Cup 2024 trực tiếp & trọn vẹn trên FPT Play, tại: http://fptplay.vnBạn có thể chọn 1 mục. Bình chọn của bạn sẽ được công khai.Thái Lan thua Việt Nam Thái Lan thắng Việt Nam Thái Lan hòa Việt Nam